Với hình thức thi THPT Quốc gia môn Vật lý theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, thì số lượng kiến thức và số lượng bài toán sóng cơ học được tăng thêm đáng kể, do đó học sinh cần tìm hiểu rất nhiều các dạng bài tập khác nhau. Để các em có thể thuận tiện và nhanh chóng tra cứu phương pháp giải các dạng bài tập sóng cơ học, THI247.com giới thiệu đến các em tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán sóng cơ học. Tài liệu gồm 41 trang tuyển tập 54 dạng toán sóng cơ học thường gặp trong chương trình Vật lý 12 và đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý.
Khái quát nội dung tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán sóng cơ học:
1. HIỆN TƯỢNG SÓNG CƠ HỌC
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến khoảng cách giữa các điểm cùng pha, ngược pha, vuông pha thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Làm thế nào để xác định hướng truyền sóng bằng đồ thị sóng hình sin?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán tại thời điểm t điểm M có li độ âm (dương) và đang chuyển động đi lên (xuống) làm thế nào để xác định trạng thái của điểm N?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán tìm thời gian ngắn nhất để điểm đến vị trí nhất định thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán khoảng cách các điểm cùng pha, ngược pha, vuông pha thì quan hệ li độ và vận tốc dao động như thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán cho đồ thị sóng hình sin thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán tìm thời điểm gần nhất để điểm M đến một vị trí nào đó thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến quãng đường dao động và quãng đường truyền sóng thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến tốc độ truyền sóng và tốc độ dao động cực đại thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán quan sát sóng lan truyền bằng đèn nhấp nháy thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán cơ bản liên quan đến các điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha, ngược pha, vuông pha thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Khi gặp bài toán tìm số điểm dao động cùng pha, ngược pha, vuông pha với nguồn trên đoạn MN bất kì thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Khi gặp bài toán liên quan đến viết phương trình sóng thì làm thế nào?
+ Tình huống 14: Khi gặp bài toán liên quan đến li độ, vận tốc tại cùng 1 điểm ở 2 thời điểm thì làm thế nào?
+ Tình huống 15: Khi gặp bài toán liên quan đến các thời điểm cùng pha, ngược pha, vuông pha thì làm thế nào?
+ Tình huống 16: Khi gặp bài toán liên quan đến li độ và vận tốc tại hai điểm và ở cùng một thời điểm và ở hai thời điểm thì làm thế nào?
2. SÓNG DỪNG
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến đặc điểm sóng dừng thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán dùng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu để kích thích sóng dừng thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán sóng dừng liên quan đến thay đổi của f, v, T thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán thay đổi tần số nhỏ nhất để có sóng dừng thì phải làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán tính số nút số bụng trên đoạn AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp các bài toán cơ bản liên quan đến biểu thức sóng dừng thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán tính biên độ dao động sóng dừng thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến tỉ số li độ hoặc tỉ số vận tốc trong sóng dừng thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến hai điểm liên tiếp có cùng biên độ thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến các điểm trên dây có cùng biên độ A0 và nằm cách đều nhau thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán liên quan đến điểm gần nút nhất hoặc gần bụng nhất có biên độ A0 thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Khi gặp bài toán tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm có biên độ A0 thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Khi gặp bài toán tìm số điểm dao động với biên độ A0 < Amax thì làm thế nào?
+ Tình huống 14: Khi gặp bài toán liên quan đến khoảng thời gian ngắn nhất li độ của điểm bụng thì làm thế nào?
3. GIAO THOA SÓNG CƠ HỌC
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến điều kiện cực đại cực tiểu thì làm thế nào?
+ Tình huống 2. Khi gặp bài toán liên quan đến cực đại cực tiểu gần đường trung trực nhất thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Muốn kiểm tra tại M là cực đại hay cực tiểu thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán liên quan đến khoảng cách giữa cực đại, cực tiểu trên đường nối hai nguồn thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán tìm số cực đại, cực tiểu giữa hai điểm thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán tìm số cực đại, cực tiểu trên đường bao thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán liên quan đến vị trí các cực, đại cực tiểu trên AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến vị trí các cực đại, cực tiểu trên Bz ⊥ AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến vị trí các cực đại, cực tiểu trên x’x || AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến ị trí các cực đại, cực tiểu trên đường tròn đường kính AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp các bài toán liên quan đến vị trí các cực đại, cực tiểu trên đường tròn tâm A bán kính AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Khi gặp bài toán hai vân cùng loại đi qua hai điểm thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Khi gặp bài toán giao thoa với 3 nguồn kết hợp thì làm thế nào?
+ Tình huống 14: Khi gặp bài toán liên quan đến phương trình sóng tổng hợp thì làm thế nào?
+ Tình huống 15: Khi gặp bài toán liên quan đến li độ, vận tốc các điểm nằm AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 16: Khi gặp bài toán liên quan đến tìm số điểm dao động với biên độ trung gian trên khoảng AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 17: Khi gặp bài toán liên quan đến trạng thái các điểm nằm trên AB thì làm thế nào?
+ Tình huống 18: Khi gặp bài toán liên quan đến trạng thái các điểm nằm trên đường trung trực của AB thì làm thế nào?
4. SÓNG ÂM
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến sự truyền âm thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến cường độ âm, mức cường độ âm thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến phân bố năng lượng âm khi truyền đi thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán liên quan đến miền nghe được thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán liên quan đến nguồn nhạc âm thì làm thế nào?
[ads]