Với hình thức thi THPT Quốc gia môn Vật lý theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, thì số lượng kiến thức và số lượng bài toán dao động cơ học được tăng thêm đáng kể, do đó học sinh cần tìm hiểu rất nhiều các dạng bài tập khác nhau. Để các em có thể thuận tiện và nhanh chóng tra cứu phương pháp giải các dạng bài tập dao động cơ học, THI247.com giới thiệu đến các em tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán dao động cơ học. Tài liệu gồm 83 trang tuyển tập 84 dạng toán dao động cơ học thường gặp trong chương trình Vật lý 12 và đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý.
Khái quát nội dung tài liệu tra cứu nhanh phương pháp giải các dạng toán dao động cơ học:
1. Dao động điều hòa
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán cho biết các phương trình phụ thuộc thời gian của x, v, a, F, Wt và Wđ để tìm các đại lượng khác thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến viết phương trình dao động thì làm thế thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến các phương trình độc lập với thời gian thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp các bài toán đơn giản: cho x tính v hoặc cho v tính x thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán liên quan đến tốc độ chuyển động tròn đều và tốc độ dao động điều hòa thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Làm thế nào để tìm khoảng thời gian để vectơ vận tốc và gia tốc cùng chiều, ngược chiều?
+ Tình huống 7: Tìm li độ và hướng chuyển động ở thời điểm t0 thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Làm thế nào để tìm trạng thái quá khứ và tương lai đối với bài toán chưa cho biết phương trình của x, v, a, F…?
+ Tình huống 9: Làm thế nào để tìm trạng thái quá khứ và tương lai đối với bài toán cho biết phương trình của x, v, a, F…?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến hai thời điểm cách nhau t2 – t1 thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán tìm số lần đi qua một vị trí nhất định trong một khoảng thời gian thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Khi gặp bài toán yêu cầu viết phương trình dao động điều hòa thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Nếu gặp bài toán cho biết W, v0, a0 để tìm ω, ϕ ta làm thế nào?
+ Tình huống 14: Để tìm thời gian ngắn nhất đi từ x1 đến vị trí cân bằng và đến vị trí biên thì làm thế nào?
+ Tình huống 15: Làm thế nào để tìm thời gian ngắn nhất đi từ x1 đến x2?
+ Tình huống 16: Nếu thời gian ngắn nhất liên quan đến vận tốc, động lượng thì xử lý thế nào?
+ Tình huống 17: Nếu thời gian ngắn nhất liên quan đến gia tốc, lực, năng lượng xử lý thế nào?
+ Tình huống 18: Để tìm các thời điểm vật qua x0 theo chiều dương (âm) thì làm thế nào?
+ Tình huống 19: Để tìm các thời điểm vật qua x0 tính cả hai chiều thì làm thế nào?
+ Tình huống 20: Để tìm các thời điểm vật cách vị trí cân bằng một đoạn b thì làm thế nào?
+ Tình huống 21: Để tìm quãng đường đi được tối đa, tối thiểu thì làm thế nào?
+ Tình huống 22: Để tìm quãng đường đi được từ t1 đến t2 thì làm thế nào?
+ Tình huống 23: Khi gặp bài toán tìm thời gian để đi được một quãng đường nhất định thì làm thế nào?
+ Tình huống 24: Khi gặp bài toán tìm vận tốc trung bình và tốc độ trung bình thì làm thế nào?
+ Tình huống 25: Khi gặp bài toán chứng minh hệ dao động điều hòa thì làm thế nào?
2. Con lắc lò xo
+ Tình huống 1: Con lắc lò xo dao động trong hệ quy phi quán tính thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Với con lắc lò xo mà bài toán liên quan đến cơ năng, thế năng, động năng thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán khoảng thời gian liên quan đến cơ năng, thế năng, động năng thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán liên quan đến cắt lò xo hoặc giữ cố định một điểm trên lò xo thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán liên quan đến ghép lò xo thì phải làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán liên quan đến chiều dài của lò xo thì làm thế nào?
+ Tình huống 7. Khi gặp bài toán liên quan đến thời gian lò xo nén dãn thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến lực đàn hồi, lực kéo về (lực hồi phục) thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến khoảng thời gian và hướng của lực đàn hồi thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán liên quan đến sợi dây trong cơ hệ thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán liên quan đến kích thích dao động bằng va chạm theo phương ngang thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Nếu con lắc lò xo đang dao động theo phương ngang với biên độ A0 đúng lúc vật đến vị trí biên (x0 = ±A0) thì mới xẩy ra va chạm thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Khi gặp bài toán va chạm theo phương thẳng đứng thì làm thế nào?
+ Tình huống 14: Khi gặp bài toán liên quan đến kích thích dao động bằng lực thì làm thế nào?
+ Tình huống 15: Khi gặp bài toán kích thích dao động bằng cách cho một đầu của lò xo chuyển động đều thì làm thế nào?
3. Con lắc đơn
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến công thức tính ω, f, T thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến năng lượng dao động của con lắc đơn thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Nếu gặp bài toán con lắc đơn đang dao động điều hòa đúng lúc đi qua vị trí cân bằng làm thay đổi chiều dài sao cho cơ năng không đổi thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán liên quan đến vận tốc của vật, lực căng sợi dây, gia tốc thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán con lắc đơn đang dao động, đúng lúc qua vị trí cân bằng sợi dây bị vướng đinh, để tính lực căng sợi dây trước và sau khi vướng đinh thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán liên quan đến gia tốc của con lắc đơn thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán liên quan đến va chạm con lắc đơn thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán liên quan đến thay đổi chu kì của con lắc đơn thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán liên quan đến dao động con lắc đơn có thêm trường lực thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán hệ con lắc thay đổi thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán liên quan đến chuyển động của vật sau khi dây đứt thì làm thế nào?
4. Dao động tắt dần – Dao động duy trì – Dao động cưỡng bức – Cộng hưởng
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán liên quan đến hiện tượng cộng hưởng thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán liên quan đến tìm tổng quãng đường dao động được (gần đúng) trong dao động tắt dần thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên quan đến phần trăm cơ năng bị mất và phần trăm biên độ bị giảm thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán liên quan đến độ giảm biên độ sau một chu kì, tổng số dao động được và tổng thời gian dao động được trong dao động tắt dần thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán liên quan đến tốc độ trung bình trong quá trình dao động tắt dần thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán tìm vận tốc dao động cực đại trong dao động tắt dần thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán tìm li độ cực đại so với O sau lần thứ n đi qua O (lần thứ n lò xo không biến dạng) thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán tìm quãng đường đi được sau khoảng thời gian nT/2 thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán tìm quãng đường đi được khi gia tốc đổi chiều lần thứ n thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Khi gặp bài toán tìm tổng số lần đi qua O (vị trí lò xo không biến dạng) và tìm tọa độ khi vật dừng lại thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán tìm tốc độ tại O hoặc tại một điểm nhất định thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Khi gặp bài toán liên quan đến con lắc lò xo dao động tắt dần được truyền vận tốc từ vị trí lò xo không biến dạng thì làm thế nào?
+ Tình huống 13: Khi gặp bài toán trong dao động tắt dần của con lắc lò xo, tìm tốc độ cực đại sau thời điểm t0 thì làm thế nào?
+ Tình huống 14: Trong dao động tắt dần của con lắc lò xo để tìm thời gian đi từ điểm này đến điểm kia thì làm thế nào?
+ Tình huống 15: Với con lắc lò xo dao động tắt dần theo phương thẳng đứng, để tìm vị trí vật đạt tốc độ cực đại, vận tốc cực đại và li độ cực đại thì làm thế nào?
+ Tình huống 16: Khi gặp bài toán liên quan đến dao động tắt dần của con lắc đơn thì làm thế nào?
5. Tổng hợp dao động
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán cho biết các phương trình dao động thành phần, yêu cầu tìm dao động tổng hợp thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán cho biết các đại lượng trong dao động tổng hợp, yêu cầu tìm một số đại lượng trong các phương trình dao động thành phần thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán liên qua đến độ lệch pha (ϕ2 – ϕ1) hoặc (ϕ – ϕ1) hoặc (ϕ – ϕ2) thì phải làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán cho biết A, ϕ1, ϕ2 tìm điều kiện để A1 max hoặc A2 max thì phải làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán “Biến tướng” trong tổng hợp dao động điều hoà thì làm thế nào?
+ Tình huống 6: Khi gặp bài toán tìm thời điểm lần thứ n để hai vật cách nhau một khoảng b thì làm thế nào?
+ Tình huống 7: Khi gặp bài toán hai chất điểm dao động điều hòa trong 2 đường thẳng song song hoặc trong hai mặt phẳng song song có cùng vị trí cân bằng là ở gốc tọa độ thì làm thế nào?
+ Tình huống 8: Khi gặp bài toán cho biết phương trình liên hệ giữa hai li độ, cho biết li độ và vận tốc của vật này, để tìm vận tốc của vật kia thì làm thế nào?
+ Tình huống 9: Khi gặp bài toán hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng cùng song song với trục Ox, cạnh nhau, cùng tần số và vị trí cân bằng ở gốc tọa độ. Cho biết vị trí và hướng lúc gặp nhau để tìm độ lệch pha thì làm thế nào?
+ Tình huống 10: Để tìm các thời điểm trùng phùng với hai con lắc có chu kì khác nhau nhiều thì làm thế nào?
+ Tình huống 11: Khi gặp bài toán tìm các thời điểm hai chất điểm gặp nhau thì làm thế nào?
+ Tình huống 12: Để tìm thời gian trùng phùng của hai con lắc có chu kì xấp xỉ nhau thì làm thế nào?
6. Bài toán hai vật dao động điều hòa
+ Tình huống 1: Khi gặp bài toán hai vật cùng dao động theo phương ngang và chúng tách rời ở vị trí cân bằng thì làm thế nào?
+ Tình huống 2: Khi gặp bài toán hai vật đang cùng dao động điều hòa mà cất bớt vật thì làm thế nào?
+ Tình huống 3: Khi gặp bài toán vật đang dao động điều hòa mà đặt thêm vật thì làm thế nào?
+ Tình huống 4: Khi gặp bài toán, hai vật đang cùng dao động theo phương thẳng đứng đến một vị trí nhất định một vật được cất đi thì làm thế nào?
+ Tình huống 5: Khi gặp bài toán, một vật đang dao động theo phương thẳng đứng đến một vị trí nhất định một vật khác được đặt lên nó thì làm thế nào?
[ads]