Chuyên đề cân bằng của vật rắn có trục quay cố định bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 13 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
B. NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG:
– Momen của một lực đối với các trục quay khác nhau là khác nhau vì nó phụ thuộc vào tay đòn của lực (M = Fd).
– Chú ý sử dụng tính chất của các tam giác đồng dạng, các công thức tính cạnh, góc trong tam giác, các định lý hàm sin, cosin.
– Quy tắc momen lực cũng được áp dụng đối với các trục quay tức thời (được xem là trục quay cố định tại thời điểm ta xét).
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Với dạng bài tập về momen lực. Phương pháp giải là:
– Sử dụng công thức: M = Fd (d là tay đòn của lực, là khoảng cách từ giá của lực F đến trục quay).
– Chú ý:
+ Khi lực F có giá đi qua trục quay thì momen lực F đối với trục quay đó là: 0 MF.
+ Trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì tổng momen lực đối với một trục quay (Mth là tổng momen các lực có tác dụng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ; Mng tổng momen các lực có tác dụng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ; Mth và Mng trái dấu nhau).
2. Với dạng bài tập về cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Phương pháp giải là:
– Xác định các lực tác dụng lên vật.
– Xác định trục quay thích hợp để việc vận dụng quy tắc momen được đơn giản (nên lựa chọn trục quay qua giá nhiều lực thành phần hoặc qua giá các lực mà ta chưa biết độ lớn, lúc đó momen các lực đó đối với trục quay ta chọn sẽ bằng 0).
– Sử dụng quy tắc momen lực.
C. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG
[ads]