THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật trong chương trình Sinh học lớp 11.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu được vai trò của các nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Kể tên được các hoocmôn và nêu được vai trò của các hoocmôn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.
+ Giải thích được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người.
Kĩ năng:
+ Đọc tài liệu về nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
+ Lập bảng so sánh.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thế động vật trước tiên do nhân tố di truyền quyết định. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có thể chia thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
1. Các nhân tố bên trong.
Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển ở động vật. 1.1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật có xương sống Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmôn: hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testostêron, ơstrôgen. Bảng 1: Các loại hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở người Tên hoocmôn Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí Hoocmôn sinh trưởng (GH) Tuyến yên + Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. + Kích thích phát triển xương. Tirôxin Tuyến giáp + Kích thích chuyển hóa ở tế bào. + Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. + Riêng lưỡng cư tirôxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch. Ơstrôgen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng testostêrôn còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp. Testostêrôn Tinh hoàn Một số bệnh liên quan đến sinh trưởng ở người: bệnh khổng lồ (thừa GH), bệnh lùn (thiếu GH); bệnh đần độn do thiếu tizôxin ở trẻ em. 1.2. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không xương sống Hai hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin. Bảng 2: Các loại hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển qua biến thái của bướm Tên hooc-môn Nơi sản xuất Tác dụng sinh lí Ecđixơn Tuyến trước ngực + Gây lột xác ở sâu bướm. + Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Juvenin Thể allata + Gây lột xác ở sâu bướm. + Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm. Hình 1. Ảnh hưởng của hoocmôn đến biến thái của bướm.
2. Các nhân tố bên ngoài.
2.1. Thức ăn Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở người và động vật. Ví dụ: thiếu prôtêin động vật chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật. 2.2. Nhiệt độ Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. Ví dụ: khi nhiệt độ môi trường là 16 – 18°C thì cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ. Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi Căn cứ sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, chia động vật thành 2 nhóm: Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt Có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát. có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú. 2.3. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua: + Tia tử ngoại biến tiền vitamin D thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật. + Những ngày trời rét động vật mất nhiều nhiệt vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt. Riêng đối với người, có rất nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển đặc biệt là giai đoạn phôi thai. Ví dụ: ma túy, rượu, thuốc lá. có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gây nên dị tật ở trẻ sơ sinh.
3. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Các biện pháp được áp dụng để tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi. 3.1. Cải tạo giống Chọn lọc nhân tạo: chọn những con khỏe mạnh lớn nhanh để làm giống. Lai giống: giữa giống địa phương với các giống nhập ngoại. Công nghệ phôi: tạo phôi, tách phôi và cấy truyền phôi. 3.2. Cải thiện môi trường sống của động vật Đưa ra các chế độ ăn thích hợp cho động vật nuôi trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Ví dụ: chế độ ăn khi động vật mang thai, khi động vật mới được sinh ra. Chuồng trại ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, tắm nắng cho gia súc non để động vật không bị mắc bệnh. 3.3. Cải thiện dân số và kế hoạch hóa gia đình Kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, thể thao. Tư vấn di truyền phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai. Giảm ô nhiễm môi trường. Chống sử dụng ma túy, thuốc lá, lạm dụng bia rượu. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
[ads]