THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm ứng động trong chương trình Sinh học lớp 11.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Nêu được khái niệm về ứng động và lấy được ví dụ về ứng động.
+ Phân biệt được khái niệm ứng động với hướng động.
+ Phân biệt được bản chất của ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
+ Trình bày được vai trò của ứng động trong đời sống thực vật.
Kĩ năng:
+ Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa về khái niệm ứng động.
+ So sánh để phân biệt được ứng động với hướng động, ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
+ Vận dụng thực tiễn để nêu vai trò của ứng động.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm ứng động.
Khái niệm: ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, điện ứng động.
2. Các kiểu hướng động.
2.1. Ứng động sinh trưởng Là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa.) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ). Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Ví dụ: + Hoa huệ tây hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. + Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Hình 1. Ứng động nở hoa của cây bồ công anh. a. Buổi sáng; b. Buổi tối 2.2. Ứng động không sinh trưởng Là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Cơ sở tế bào học: do sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hóa (khí khổng) và cấu trúc chuyên hóa (chỗ phình) hoặc do sự lan truyền kích thích cơ học hay hóa học gây nên. Hình 2. Ứng động ở cây trinh nữ A. Lá cụp lại do va chạm B. Các chỗ phình của lá Hình 3. Khí khổng mở (a) và đóng (b).
3. Vai trò của ứng động trong đời sống thực vật.
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển. Ví dụ: cây trinh nữ cụp lá giúp tránh tác động cơ học mạnh (như mưa rào) có thể làm rụng lá. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
[ads]