Chuyên đề chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do bồi dưỡng HSG Vật lí 10

Chuyên đề chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
B. NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG:
– Cần phân biệt các khái niệm vận tốc trung bình, vận tốc tức thời.
– Sau khi chọn hệ quy chiếu để khảo sát chuyển động của vật thì:
+ Dựa vào hệ quy chiếu để xác định t0 (theo gốc thời gian); x0 (theo gốc tọa độ); v0 (theo gốc thời gian); dấu của x và v (theo chiều dương).
+ Dựa vào loại chuyển động để xác định dấu của a theo dấu của v: chuyển động thẳng nhanh dần đều (a cùng dấu với v); chuyển động thẳng chậm dần đều (a trái dấu với v).
– Các bài toán về vận tốc trung bình của vật thường có hai dạng:
+ Cho vận tốc trung bình trên các quãng đường s1, s2; tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường: dùng công thức.
+ Cho vận tốc trung bình trong các khoảng thời gian 1 2 t t tính vận tốc trung bình trong cả thời gian chuyển động của vật dùng công thức.
– Khi sử dụng kĩ thuật đồ thị để giải các bài toán về chuyển động biến đổi đều cần chú ý:
+ Giới hạn của đồ thị: theo đề bài, theo điều kiện t.
+ Loại đồ thị.
+ Diện tích giới hạn của các đồ thị a t v t là đường đi của vật.
+ Hướng, độ dốc của các đồ thị v t để biết tính chất của chuyển động (nhanh, chậm dần đều, gia tốc lớn hay nhỏ khi so sánh…).
– Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều với 0 v a g const và g 0 nếu chọn chiều dương (thông thường) hướng xuống, g 0 nếu chọn chiều dương hướng lên.
– Chuyển động của vật được ném thẳng đứng xuống dưới là chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0 v (vận tốc ném), gia tốc a g. Nếu gốc tọa độ tại nơi ném vật, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian lúc bắt đầu ném vật.
– Cũng như vận tốc, gia tốc cũng có tính tương đối.
– Các bài toán cực trị (xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất), các chú ý khi giải như ở chuyên đề 1: Chuyển động thẳng đều.
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
Với dạng bài tập về vận tốc trung bình trong chuyển động biến đổi đều.
Phương pháp giải là: Sử dụng hướng dẫn ở mục về kiến thức và kỹ năng trên.
Với dạng bài tập về xác định các đại lượng trong chuyển động biến đổi đều. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
– Sử dụng các công thức.
Với dạng bài tập về sự gặp nhau giữa các vật trong chuyển động biến đổi đều. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu (chiều dương, gốc tọa độ, gốc thời gian) thích hợp.
– Sử dụng phương trình chuyển động cho các vật.
– Từ điều kiện gặp nhau: 1 2 x x suy ra: vị trí gặp nhau, thời điểm gặp nhau.
Chú ý: Nếu có một vật chuyển động thẳng đều thì: x x v t t.
Với dạng bài tập về đồ thị chuyển động biến đổi đều. Phương pháp giải là:
– Vẽ đồ thị a t: Đường thẳng song song với trục Ot, cắt trục Oa tại a.
– Vẽ đồ thị v t:
+ Xác định 2 điểm của đồ thị: M v t N v t 1 1 2 2.
+ Vẽ đường thẳng qua MN. Chú ý: giới hạn đồ thị.
– Vẽ đồ thị x t: Parabol. Chú ý: giới hạn đồ thị.
– Xác định đặc điểm chuyển động:
+ Đồ thị v t: Hướng lên a 0 hướng xuống a 0 nằm ngang (a 0 vật chuyển động thẳng đều).
+ Đồ thị a t: Nằm trên Ot a 0 nằm dưới Ot a.
+ Đồ thị x t: Đỉnh parabol nằm dưới nằm trên.
+ Hai đồ thị v t song song: hai vật chuyển động cùng chiều và cùng gia tốc.
+ Hai đồ thị v t cắt nhau: giao điểm là vị trí hai vật có cùng vận tốc; hai đồ thị x t cắt nhau: giao điểm là vị trí hai vật có cùng tọa độ.
+ Gia tốc của vật theo đồ thị.
+ Khoảng cách hai vật trên đồ thị.
Với dạng bài tập về tính tương đối của chuyển động. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
– Sử dụng công thức cộng gia tốc: a a a 13 12 23.
Chú ý các trường hợp đặc biệt: cùng chiều, ngược chiều, vuông góc.
– Phối hợp với các công thức khác để giải.
Với dạng bài tập về sự rơi tự do. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp: chiều dương (+) hướng xuống, gốc thời gian lúc thả vật.
– Sử dụng các công thức và phương trình.
– Kết hợp điều kiện hai vật gặp nhau: 1 2 x x nếu cần.
Với dạng bài tập về chuyển động ném xuống của vật. Phương pháp giải là:
– Chọn hệ quy chiếu thích hợp: chiều + hướng xuống, gốc thời gian ném vật.
– Sử dụng các công thức và phương trình.
– Kết hợp điều kiện hai vật gặp nhau: 1 2 x x nếu cần.
Chú ý: Nếu có vật rơi tự do thì dùng công thức rơi tự do cho vật ấy.
C. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG

[ads]