Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Sinh học lần 1 liên trường THPT – Ninh Bình

THI247.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2024 môn Sinh học lần 1 liên trường THPT – Ninh Bình.

Câu 81. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Chuỗi hemoglobin của người và tinh tinh không có sự khác nhau về axit amin. B. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. C. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. D. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. Câu 82. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ là biểu hiện của mối quan hệ A. hỗ trợ cùng loài. B. hội sinh. C. cộng sinh D. hợp tác.
Câu 83. Mối quan hệ giữa 2 loài nào sau đây là mối quan hệ hợp tác? A. Chim mỏ đỏ và linh dương. B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. C. Cá ép sống bám trên cá lớn. D. Hải quỳ và cua. Câu 84. Loài nào sau đây hô hấp bằng phổi? A. Tôm sông. B. Châu chấu. C. Mèo. D. Trùng giày. Câu 85. Sự kết hợp giữa giao tử (n – 1) và giao tử (n) tạo thành hợp tử. Theo lí thuyết, hợp tử này phát triển thành thể đột biến nào sau đây? A. Thể ba. B. Thể lưỡng bội. C. Thể một. D. Thể đơn bội.
Câu 86. Trong quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao bước đầu tiên là A. tạo các dòng thuần chủng khác nhau. B. lai các dòng thuần chủng với nhau C. đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng. D. chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao Câu 87. Sản phẩm của quá trình dịch mã là phân tử nào sau đây? A. Prôtêin. B. ADN. C. Gen. D. ARN. Câu 88. Khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất được gọi là A. khoảng chống chịu. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 89. Tác nhân gây đột biến gen nào sau đây là tác nhân sinh học? A. Tia tử ngoại. B. 5 – brôm uraxin. C. Tia phóng xạ. D. Virut. Câu 90. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Đột biến. Câu 91. Dạng đột biến NST nào sau đây không cùng loại với các dạng còn lại? A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn. C. Tam bội. D. Mất đoạn.
Câu 92. Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới A. giảm mức độ xuất cư. B. giảm mức độ cạnh tranh. C. tăng mức độ sinh sản. D. tăng mức độ tử vong. Câu 93. Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con xuất hiện cả hạt vàng và hạt xanh? A. AA × aa. B. aa × aa. C. AA × Aa. D. Aa × aa. Câu 94. Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể? A. Di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên.

[ads]