Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm hô hấp ở động vật

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm hô hấp ở động vật trong chương trình Sinh học lớp 11.

Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm hô hấp, đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
+ Trình bày được sơ lược cấu tạo cơ quan hô hấp ngoài của các động vật.
+ Phân biệt được các hình thức hô hấp của động vật.
+ Giải thích được các mức độ hiệu quả trao đổi khí của các hình thức hô hấp.
Kĩ năng:
+ Phát triển kĩ năng quan sát thông qua các hoạt động nghiên cứu về tranh, hình ảnh minh họa ở hoạt động hình thành kiến thức và vận dụng.
+ Phát triển kĩ năng tìm kiếm, chọn lọc, xử lí thông tin từ internet, các nguồn tài liệu và sách giáo khoa để giải quyết các nhiệm vụ được giao về nhà trước giờ học.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Khái niệm hô hấp ở động vật.
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải cacbônic ra ngtoài.
2. Bề mặt trao đổi khí.
2.1. Đặc điểm Rộng. Mỏng và ẩm ướt. Có nhiều mao mạch, máu có sắc tố hô hấp. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch nồng độ khí ôxi và cacbônic. 2.2. Tác dụng Giúp sự trao đổi khí được nhiều, nhanh và thuận lợi.
3. Các hình thức hô hấp.
Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi Đại diện Động vật đơn bào. Côn trùng. Cá. Chim, thú. Đặc điểm cơ bản về cấu tạo Ẩm ướt, mỏng, nhưng chưa có cơ quan chuyên hóa. Gồm lỗ thở và các ống khí phân nhánh và Gồm các cung mang. Trên cung mang có phiến mang, trên phiến Gồm nhiều phế nang và mao mạch. Phổi chim có thêm hệ thống ống tiếp xúc trực tiếp với tế bào. mang có nhiều mao mạch. và túi khí. Đặc điểm cơ bản về sự trao đổi khí Ôxi và cacbônic khuếch tán qua bề mặt tế bào hoặc cơ thể. Oxi và cacbônic trao đổi qua hệ thống ống khí. Dòng nước qua mang ngược chiều với dòng máu trên mang. Trao đổi khí hòa tan trong nước đến mang với mao mạch trên mang. Sự co dãn của các cơ hô hấp giúp trao đổi khí giữa máu và khí ở phổi qua bề mặt phế nang. Hiệu quả sự trao đổi khí Thấp. Chưa cao. Thích nghi với môi trường nước. Thích nghi với môi trường cạn. Chim là động vật cạn trao đổi khí hiệu quả nhất. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]