Chuyên đề các dạng cân bằng bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.
A – TÓM TẮT KIẾN THỨC
B – NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
* VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG:
– Đối với các dạng cân bằng của vật trên một điểm hoặc một trục cố định, để xác định dạng cân bằng của vật ta có thể:
+ So sánh độ cao trọng tâm của vật ở vị trí cân bằng với các vị trí lân cận, nếu trọng tâm của vật ở vị trí cân bằng cao hơn các vị trí lân cận thì đó là cân bằng không bền; nếu trọng tâm của vật ở vị trí cân bằng thấp hơn các vị trí lân cận thì đó là cân bằng bền; nếu trọng tâm hoặc độ cao trọng tâm của vật không đổi thì đó là cân bằng phiếm định.
+ Đưa vật dịch khỏi vị trí cân bằng, nếu hợp lực tác dụng lên vật có tác dụng đưa vật trở lại vị trí cân bằng cũ thì đó là cân bằng bền; nếu hợp lực tác dụng lên vật có tác dụng đưa vật ra xa vị trí cân bằng cũ thì đó là cân bằng không bền; nếu hợp lực tác dụng lên vật không có tác dụng đưa vật trở lại hoặc ra xa vị trí cân bằng cũ thì đó là cân bằng phiếm định.
– Có thể dựa vào dạng cân bằng để xác định vị trí trọng tâm của vật.
* VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Với dạng bài tập về cân bằng của vật tựa trên một điểm hoặc một trục cố định. Phương pháp giải là dựa vào mục Về kiến thức và kỹ năng trên.
2. Với dạng bài tập về cân bằng của vật tựa trên một điểm hoặc một trục cố định. Phương pháp giải là:
– Điều kiện của cân bằng là giá của trọng lực phải đi qua mặt chân đế hay trọng tâm phải “rơi” trên mặt chân đế.
– Để tăng mức vững vàng của cân bằng ta có thể tăng diện tích mặt chân đế hoặc hạ thấp trọng tâm của vật (hoặc làm cả hai).
C – CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG
[ads]