Chuyên đề chuyển động thẳng đều bồi dưỡng HSG Vật lí 10

Chuyên đề chuyển động thẳng đều bồi dưỡng HSG Vật lí 10 gồm 29 trang, được trích dẫn từ cuốn sách Công Phá Đề Thi Học Sinh Giỏi Vật Lí Lớp 10 của tác giả Nguyễn Phú Đồng.

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Các khái niệm chung.
II. Chuyển động thẳng đều.
III. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.
B. NHỮNG CHÚ Ý KHI GIẢI BÀI TẬP
VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG:
Cần phân biệt các khái niệm: đường đi và độ dời; tốc độ và vận tốc; thời gian và thời điểm. Việc chọn hệ quy chiếu khi giải các bài toán động học là tùy ý nhưng phải chọn sao cho phù hợp để việc giải bài toán được đơn giản. Cụ thể, việc chọn hệ quy chiếu gồm: chọn hệ tọa độ (gốc tọa độ, trục tọa độ, chiều dương) và gốc thời gian. Sau đó, dựa vào hệ quy chiếu đã chọn xác định giá trị và dấu của các đại lượng 0 x t và v.
Nhiều bài toán động học có thể được giải bằng cả hai phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp đồ thị. Việc sử dụng kỹ thuật đồ thị có thể làm cho việc giải bài toán đơn giản hơn, khi sử dụng kỹ thuật này cần chú ý:
+ Với đồ thị tọa độ – thời gian: các vật chuyển động với cùng vận tốc thì đồ thị sẽ có cùng độ dốc (cùng hệ số góc) nên sẽ song song nhau vật nào có vận tốc lớn hơn thì đồ thị sẽ có độ dốc (hệ số góc) lớn hơn thì vật 1 có vận tốc lớn hơn vật 2.
+ Với đồ thị vận tốc – thời gian: diện tích hình chữ nhật giới hạn bởi v và t trên đồ thị chính là độ dời (quãng đường nếu vật chuyển động không đổi chiều): s v t. Khi sử dụng công thức cộng vận tốc cần xác định đúng đâu là vận tốc tuyệt đối, đâu là vận tốc tương đối và đâu là vận tốc kéo theo; góc giữa vectơ vận tốc tương đối và vectơ vận tốc kéo theo để sử dụng đúng công thức cộng vận tốc cho từng bài toán cụ thể.
Đối với bài toán xác định khoảng cách giữa hai vật, để tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai vật có thể dựa vào các tính chất sau:
+ Tính chất không âm của một bình phương.
+ Tính chất của tam thức bậc hai.
Thông thường, ta xét đối với các chuyển động không đổi chiều. Các hệ thức trong tam giác; định lí hàm số cosin C là góc tạo bởi hai cạnh a và b của tam giác; định lí hàm số sin.
VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
1. Với dạng bài tập về quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều. Phương pháp giải là: Chọn hệ quy chiếu (chiều dương, gốc thời gian) thích hợp. Sử dụng công thức: s v t t. Chú ý: Khi hai vật chuyển động cùng chiều, độ giảm khoảng cách giữa hai vật là 2 1 s s khi hai vật chuyển động ngược chiều, độ giảm khoảng cách giũa hai vật là 2 1 s s.
2. Với dạng bài tập về sự gặp nhau giữa các vật trong chuyển động thẳng đều. Phương pháp giải là: Chọn hệ quy chiếu (chiều dương, gốc tọa độ, gốc thời gian) thích hợp. Sử dụng phương trình chuyển động: cho các vật. Từ điều kiện gặp nhau suy ra: vị trí gặp nhau, thời điểm gặp nhau. 3. Với dạng bài tập về đồ thị của chuyển động thẳng đều. Phương pháp giải là: Vẽ đồ thị x t:
+ Xác định 2 điểm của đồ thị.
+ Vẽ đường thẳng qua MN. Chú ý: giới hạn đồ thị.
Xác định đặc điểm chuyển động:
+ Đồ thị hướng lên vật chuyển động theo chiều; đồ thị hướng xuống vật chuyển động theo chiều.
+ Hai đồ thị song song: hai vật chuyển động cùng chiều và cùng vận tốc.
+ Hai đồ thị cắt nhau: giao điểm là vị trí hai vật gặp nhau.
+ Vận tốc của vật.
+ Khoảng cách hai vật.
4. Với dạng bài tập về tính tương đối của chuyển động. Phương pháp giải là:
Chọn hệ quy chiếu thích hợp.
Sử dụng công thức cộng vận tốc.
Phối hợp với các công thức khác để giải.
C. CÁC BÀI TẬP VẬN DỤNG

[ads]